Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Chương 4: XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN


4.1. Các công trình XLNT trong đất
4.1.1. Cơ chế của quá trình
4.1.2. Yêu cầu đối với các phương pháp XLNT trong đất ngập nước
-Đất dễ thấm nước, khả năng hấp phụ cao, mực nước ngầm dưới 1,5m, độ dốc mặt đất
nhỏ hơn hoặc bằng nhỏ hơn hoặc bằng 0,02 đối với cánh đồng tưới và nhỏ hơn 0,08 đối với
cánh đồng lọc (không trồng trọt).
-Trồng các loại cây có khả năng các chất hữu cơ cũng như các muối có chứa N, P, K
trong NT.
-NT khi đưa vào cánh đồng ngập nước thường phải đáp ứng: pH 6,5- 8,5; cặn lơ lửng <
150 mg/l; BOD5< 150 mg/l, tổng muối không hòa tan <5g/l; không chứa các chất độc hại, dầu
mỡ,…
-Nếu NT chứa nhiều trứng giun, sán, vi khuẩn gây bệnh, NT cần được khử trùng trước
khi đưa đi xử lý trong đất ngập nước cánh đồng lọc, cánh đồng tưới.
-bãi đất ngập nước phải bố trí cuối hướng gió thổi vào khu dân cư, đô thị, cách xa công
trính thu nước,… theo đúng quy định vệ sinh.
-Áp dụng cho những vùng ít mưa.
Do NT ngập trên bề mặt dễ gây mùi hôi và làm ô nhiễm MT không khí nên các loại
công trình này thường dùng để xử lý sinh học bậc hai hoặc xử lý triệt để NT.
4.1.3. Các phương pháp và các loại công trình XLNT trong đất
4.1.3.1. Các phương pháp XLNT trong đất
Dựa vào mức độ XL và tai rtrọng tưới NT, các phương pháp XLNT được phân thành
ba loại sau: quá trình lọc tưới chậm (1), quá trình lọc nhanh (2), quá trình lọc ngập nước trên
mặt (3).
4.1.3.2. Các loại công trình XLNT trong đất
Dựa vào đặc điểm xây dựng và khả năng khảo sát quá trình XL người ta chia ra 2 loại
công trình là: cánh đồng ngập nước tự nhiên (1), cánh đồng ngập nước nhân tạo (gồm cánh
đồng ngập nước bề mặt và cánh đồng ngập nước phía dưới) (2).
Lưu ý:
19
+Khi đưa các công trình XLNT trong đất vào hoạt động cần phải kiểm tra các thông số
về mực nước ngầm, độ thấm nước của đất, tải trọng chất bẩn, cần chọn các loại cậy phù hợp,
kiểm tra hệ thống tưới, hệ thống thu gom NT và có biện pháp thoát nước trong trường hợp
ngập cục bộ trên hệ thống cánh đồng ngập nước phía dưới.
+Các thông số cần quan trắc trong quá trình vận hành là: BOD, tổng N, tổng P, E.coli,
số lượng nước XL, các loại thực vật bậc cao , hệ động vật đất, năng suất cây trồng,…
+các loại ruồi muỗi, côn trùng gây bệnh phát triển nhiều nên có biện pháp tiêu diệt hoặc
hạn chế sự phát triển của nó để đề phòng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
4.2. Hồ sinh học
4.2.1. Cơ chế của quá trình XLNT trong hồ sinh học
Hồ sinh học là các thủy vực tự nhiên hay nhân tạo, không lớn mà ở đó sẽ diễn ra quá
trình chuyển hóa cac chất bẩn. Quá trình này tương tự như quá trình tự làm sạch trong các hồ
tự nhiên với vai trò chủ yếu là các loại vi khuẩn và tảo.
Khi vào hồ, do vận tốc dòng chảy nhỏ, các loại cặn lắng xuống đáy. Các chất hữu cơ
còn lại trong NT sẽ bị các vi sinh vật hấp thụ và oxy hóa mà sản phẩm tạo ra là sinh khối của
nó, CO2, các muối nitorat, nitơrit,...Khí CO2, các hợp chất nitơ, phôtpho được rong tảo sử dụng
trong quá trình quang hợp, giải phóng oxy cung cấp cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ của
vi khuẩn. Sự hoạt động của rong tảo giúp ích cho quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Trường
hợp NT đậm đặc chất hữu cơ, tảo có thể chuyển từ tự dưỡng sang dị dưỡng, tham gia vào quá
trình oxy hóa chất hữu cơ. Nấm, xạ khuẩn cũng thực hiện các quá trình này.
Các hợp chất nitơ, photpho, cacbon,...trong hồ sinh học cũng được chuyển hóa theo chu
trình riêng với sự tham gia của vi khuẩn, tảo và các thực vật bậc cao khác.
Ưu điểm: sử dụng ao hồ tự nhiện nên chi phí đầu tư xây dựng thấp, vận hành đơn giản,
có hiệu quả xử lý, khử trùng, có thể kết hợp nuôi cá, trồng tảo. Hồ sinh học ổn định phù hợp
với các vùng khí hậu nhiệt đới và các khu dân cư vừa và nhỏ.
Nhược điểm: cần diện tích lớn, khó điều khiển quá trình xử lý, nước hồ thường có mùi
khó chịu đối với các khu vực xung quanh. Khắc phục: làm thoáng nhân tạo cung cấp oxy cho
hồ bằng các biện pháp cưỡng bức (khí nén, khuấy cơ học,...) nhờ đó mà các vùng chết trong hồ
giảm, điều kiện tiếp xúc giữa chất hữu cơ-oxy-vi khuẩn tăng lên nên hiệu quả xử lý NT được
đảm bảo.

TAGS:



4.2.2. Phân loại hồ sinh học
4.2.2.1. Hồ sinh học ổn định nước thải
4.2.2.2. Hồ làm thoáng nhân tạo
Hồ SH làm thoáng hiếu khí: hồ được xáo trộn gần như hoàn toàn, không có hiện tượng
lắng cặn, hoạt động gần giống bể aeroten.
Hồ SH làm thoáng tuỳ tiện: còn có những vùng lắng cặn và phân hủy chất bẩn trong
điều kiện yếm khí, mức độ xáo trộn NT trong hồ hạn chế.
Ưu điểm: diện tích xây bể nhỏ so với HSH ổn định, trong hồ này nồng độ BHT nhỏ hơn
nhiều (200 – 400 mg/l) so với aeroten (2000 – 6000 mg/l), hiệu quả XL có khi đến 90% khi
thời gian lưu nước từ 2 – 6 ngày. Áp dụng: XL NT sinh hoạt và NT sản xuất. Đối với khu dân
cư, hồ được sử dụng khi HSH tùy tiện hoạt động quá tải hoặc diện tích đất thiếu. Đối với các
nhà máy xí nghiệp, hồ được dùng như 1 công trình xử lý sơ bộ NT trước khi xả ra hệ thống
thoát nước chung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét